Biến tần 1 pha là gì? Biến tần 3 pha là gì?
26/04/2019Nội dung bài viêt
Biến tần 1 pha là gì? Biến tần 3 pha là gì? Đối với bạn mới bắt đầu tìm hiểu về dòng sản phẩm biến tần thì đây là kiến thức bắt buộc bạn cần phải nắm rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần như thế nào?. Hãy cùng HGA chia sẻ trong bài viết này nhé.
Trước tiên chúng tần biết khái niệm Biến tần là gì?
Khái niệm về Biến tần
Biến tần là thiết bị dùng để thay đổi tần số dòng điện xoay chiều từ tần số này thành tần số khác có thể điều chỉnh được một cách dễ dàng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu biến tần với xuất xứ khác nhau như: INVT, Siemens, ABB, Schneider, Emerson – Control Techniques, Danfoss, Rockwell, Yaskawa, Mitsubishi, Panasonic, Hitachi, Delta, LS, …
Biến tần 1 pha là gì?
Biến tần 1 pha là thiết bị sử dụng nguồn điện đầu vào 1 pha 220V đầu ra 3 pha 220V, biến tần 1 pha này dùng cho loai động cơ 3 pha 220V.
Tham khảo: Nguyên lý hoạt động của biến tần
Với 2 dòng sản phẩm biến tần 1 pha của INVT là:
- Biến tần GD10 có dải công suất từ 0.75kw đến 2,2kW
- Biến tần GD20 có dải công suất từ 0.75kW đến 4kW
Biến tần 3 pha là gì?
Biến tần 3 pha là thiết bị sử dụng nguồn điện đầu vào 3 pha 220V hoặc 3 pha 380, thiết bị này làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ, qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí.
Biến tần 3 pha: Được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn dòng biến tần 1 pha. Bởi biến tần có thể điều khiển hầu hết các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, động cơ đồng bộ, động cơ tần số thay đổi, động cơ servo không đồng bộ (ASM), động cơ truyền động trực tiếp, động cơ spindle…
Sản phẩm biến tần 3 pha của hãng INVT: Biến tần GD10, GD20, GD200A, GD35, CHV110, CHV160A, BPJ1,…Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm biến tần phù hợp với nhu cầu sử dụng và loại động cơ hoạt động.
Biến tần 3 pha INVT
Với công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, biến tần 3 pha của INVT được tích hợp rất nhiều chế độ điều khiển như: Điều khiển lực căng (Torque), V/F, PID, Sensorless vector (SVC), Vector control (VC)… phù hợp với hầu hết các loại phụ tải hiện nay.
Một số dòng biến tần cao cấp có nhiều tính năng mở rộng giúp điều khiển chính xác và linh động hơn như: PLC, PG card…, Hỗ trợ hầu hết tất cả các giao thức truyền thông khác nhau: Modbus RS485/RS232, Ethernet, Fieldbus, Profibus, Profinet, CanOpen, Bluetooth…, giúp điều khiển và giám sát thiết bị qua hệ thống Scada hoặc điều khiển từ xa qua Internet.
Hãy Yêu cầu Báo giá sản phẩm ngay – Click vào đây để được Báo Giá Nhanh